Sân bay với quy hoạch đồng bộ hạ tầng, tiện ích cùng cảnh quan giúp thúc đẩy tăng trưởng đô thị, thu hút đầu tư và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.
Theo nghiên cứu về phát triển đô thị sân bay trên toàn thế giới, sân bay thường được xây dựng cách xa thành phố để tránh tắc nghẽn giao thông cũng như ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, vai trò của thương mại đã khác cùng với định hướng dần biến đổi, các cảng hàng không đã và đang trở thành động lực phát triển của đô thị và cạnh tranh của cộng đồng thế kỉ 21.
Sân bay – động lực phát triển toàn diện
Thực tế đã chỉ ra rằng nhiều sân bay quốc tế với lợi thế đầu mối kết nối đầu nối giao thông đã dẫn đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, xuất khẩu. Điều này gián tiếp thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc, tạo ra vùng đô thị rộng lớn với nhu cầu bất động sản tăng cao.
Sân bay Amsterdam Schiphol của Hà Lan chính là minh chứng cho sự thành công của đất nước nhỏ nhưng trở thành đầu mối trung chuyển hành khách và hàng hóa. Ngoài chức năng chính là sân bay, tại đây còn phát triển mạnh hệ thống bất động sản như nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, văn hóa, công nghiệp nhẹ,…
Trong khi đó, sân bay Frankfurt – một trong những sân bay lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 2300 ha, công suất lên đến 65 triệu hành khách mỗi năm đã biến Frankfurt trở thành thủ đô tài chính của châu Âu. Nơi đây cũng nổi tiếng là thành phố của đầu tư, kinh doanh, thương mại với sự góp mặt của nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và tài chính nổi tiếng.

Một trong những lợi thế khác biệt của các “thành phố sân bay” là khả năng kết nối thuận lợi với các loại hình giao thông khác giúp quá trình di chuyển của hành khách và vận chuyển hành diễn ra nhanh chóng. Theo đó, hiển nhiên là hạ tầng đô thị xung quanh được thúc đẩy mạnh mẽ
Sân bay Long Thành – ngôi sao sáng thúc đẩy phát triển toàn vùng
Góp mặt trong top 16 sân bay được mong chờ nhất thế giới, sân bay Long Thành với mức tổng đầu tư lên đến 16.3 tỷ USD được thiết kế với tầm nhìn phục vụ lên đến 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa một năm. Đây là một trong những dự án giao thông – vận tải trọng điểm hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.
Với cách tiếp cận lấy sân bay làm trung tâm, từ đó tiếp tục mở rộng phát triển ra toàn khu vực, TS. Võ Kim Cương – nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP HCM nhận xét rằng sân bay Long Thành được thiết kế và phát triển theo mô hình của nhiều sân bay thành công trên thế giới.

Với mục tiêu tăng tính kết nối của sân bay, hàng loạt công trình hạ tầng liên tiếp được nâng cấp để “xứng tầm” với sân bay quốc tế này như Hương lộ 2, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Dây. Mới gần đây các địa phương cũng đã đề xuất đầu tư hai tuyến đường kết nối sân bay Long Thành.
Theo ước tính của đơn vị tư vấn, hoàn thành xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ đóng góp gần 1% vào GDP cho cả nước, đồng thời tạo ra tới 200.000 việc làm mới, gián tiếp tăng nhu cầu về nhu cầu nhà ở.
Aqua City – dự án bất động sản tận dụng lợi thế đô thị sân bay
Tất cả những yếu tố này đã gián tiếp thu hút nhiều doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản tại đây. Trong bán kính 15p di chuyển từ sân bay, nhiều dự án đã hình thành, đơn cử là dự án Aqua City của Novaland.

Sở hữu vị trí đắc địa tại mặt tiền Hương lộ 2, kết nối trực tiếp với Quốc lộ 51 và tuyến cao tốc liên vùng TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đô thị sinh thái thông minh Aqua City là một trong các dự án nổi bật thuộc vùng phụ cận của sân bay Long Thành. Được quy hoạch bài bản theo mô hình sinh thái trên khu đất với diện tích lên đến 1000ha, Aqua City dành tới hơn 70% diện tích cho mảng xanh và hệ thống tiện ích, giao thông.
Khi hệ thống công trình phụ trợ hoàn thiện, cư dân Aqua City chỉ mất 20 di chuyển để đến được sân bay Long Thành. Điều này có thể lý giải phần nào cho việc trong thời gian gần đây, Aqua City vẫn “tăng nhiệt” đều đặn trước nhiều biến động của thị trường.