Bất động sản “hàng hiệu” đang được nhiều người “chọn mặt gửi vàng” để tích lũy tài sản lâu dài.
Với lịch sử phát triển gần 1 thế kỷ, bất động sản với thương hiệu có tiếng tăm hay còn được gọi với cái tên mỹ miều “hàng hiệu” đã chứng tỏ được những lợi thế độc nhất của mình như là ổn định, chống chịu tốt trước nhiều biến cố, khủng hoảng. Trước bối cảnh đại dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và có thể bùng lên bất kì lúc nào, dòng đầu tư vào bất động sản có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Tuy vậy, dòng sản phẩm hàng hiệu với những lợi ích dễ thấy ở cả giá trị sử dụng và giá trị đầu tư vẫn luôn có sức hút nhất định.
Bất động sản “hàng hiệu” với không gian sống đẳng cấp
Trước bối cảnh càng có nhiều người mua quan tâm đến môi trường sống xanh cùng với an ninh an toàn, bất động sản “hàng hiệu” vẫn luôn là cái tên sáng giá đáp ứng được đầy đủ nhu cầu kiếm căn hộ chuẩn mực sống hiện đại. Với các dòng sản phẩm có tên tuổi, không gian luôn được thiết kế rộng mở kết hợp với tầm nhìn đẹp và muôn vàn tiện ích thời thượng như nhà hàng hạng sang, spa chăm sóc toàn diện,….

Ưu điểm về tiện ích đẳng cấp cùng không gian riêng tư được thiết kế thời thượng luôn giúp bất động sản “hàng hiệu” trụ vững trước các thay đổi của thị trường. Theo ông Paul Tostevin, chuyên gia nghiên cứu chia sẻ trong báo cáo về bất động sản có thương hiệu do Savills thực hiện, trong thời gian tới các thương hiệu khách sạn sẽ tập trung vào phân khúc này, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động kinh doanh lưu trú, du lịch đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch.
Giá trị bền vững theo thời gian
Trước các biến động của thị trường khi các nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm các kênh rót vốn an toàn, bất động sản “hàng hiệu” đang là tâm điểm chú ý. Phân khúc này luôn là một trong những lựa chọn an toàn bởi lợi nhuận đầu tư từ sản phẩm này luôn được đảm bảo bởi những yếu tố nền tảng.
Điều này có thể lý giải cho việc số lượng dự án hàng hiệu trên thế giới đạt số lượng kỷ lục lên đến 100 dự án vào năm 2020. Bên cạnh đó, nguồn cung hạn chế luôn giúp dòn sản phẩm này giữ giá tốt. Với phân khúc hạng “sang” này, rủi ro mất giá được giảm thiểu phần nào nhờ được đầu tư toàn diện trong quản lý và vận hành.
“Khi thương hiệu gắn tên mình với một dự án bất động sản, họ sẽ liên tục đầu tư vào dự án, họ sẽ ngồi không. Họ đầu tư vào dự án cũng là vì lợi ích của thương hiệu”, ông Paul Tostevin chia sẻ.
Bất động sản hàng hiệu – di sản thương hiệu quốc tế
Với các dự án bất động sản hàng hiệu, thỏa thuận hợp tác sẽ được ký giữa đơn vị phát triển và thương hiệu. Khác với các khu nhà hạng sang thông thường, các dự án này thường được các nhà phát triển bất động sản trong nước và quốc tế phát triển. Cả người mua và sử dụng sẽ được hưởng thụ những tiện ích hàng đầu bậc nhất với tiêu chuẩn cao cấp cùng hệ thống vận hành chuẩn quốc tế. Bảo chứng về mặt thương hiệu có “máu mặt” giúp phân khúc này được đảm bảo, tạo khác biệt trên thị trường.
Nếu so sánh đơn giản, một chiếc túi xách hay chiếc xe sang hàng hiệu mang đến những trải nghiệm độc nhất, những giá trị chất lượng với phong cách đẳng cấp thời thượng. Một sản phẩm bất động sản, tương tự, với thương hiệu nổi tiếng, có tên tuổi sẽ mang đến những chuẩn mực về chất lượng và quản lý chuẩn quốc tế, tương tự như ở New York hay Dubai.
Khẳng định vị thế với tên tuổi lớn
Để được hợp tác với các tên tuổi nổi bật toàn cầu, dự án buộc phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe. Các dự án hàng đầu như JW Marriott hay The Ritz Carlton chỉ lựa chọn các dự án với vị trí đắc địa của thành phố hay khu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, các dự án này phải được phát triển bởi các đơn vị uy tín và có năng lực.
Theo chuyên gai Muriel Muirden, nhân vật từng có 9 năm giữ chức vụ phó tổng giám đốc chiến lược tập đoàn WATG cho rằng tầng lớp siêu giàu đang ngày càng quan tâm đến bất động sản tại các vùng lõi đô thị. Họ biết rằng đây sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho các khoản đầu tư. Đây cũng là lý do có nhiều dự án bất động sản hàng hiệu trong trung tâm thành phố thay vì các địa điểm nghỉ dưỡng.
Bên cạnh quản lí với bộ quy chuẩn ngặt nghèo, các thương hiệu cũng tham gia sâu vào quá trình thiết kế và khởi công xây dựng các dự án để đảm bảo tên tuổi của mình không bị phá vỡ vì một vài lỗi nhỏ. Cũng theo phân tích của Savills, chi phí phát triển các dự án hàng hiệu luôn yêu cầu chi phí cao hơn so với dự án không thương hiệu do thiếu chuẩn nội thất cao và thiết kế dành cho các khu tiện ích và không gian chung.
Tận hưởng phong cách sống “sang” với bất động sản hàng hiệu
Với sản phẩm bất động sản xứng tầm, khách hàng kỳ vọng vào việc khẳng đị vị thế của bản thân cũng như thỏa mãn mặt cảm xúc. Đây chính là yếu tố then chốt thúc đẩy người mua muốn sở hữu sản phẩm bất động sản hàng hiệu, ghi tên mình vào cộng đồng tinh hoa khu vực và thế giới.

Tại Việt Nam, báo cáo The Wealth Report 2021 của Knight Frank chỉ có 390 sở hữu giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, con số này được sự báo sẽ tăng 31% trong 5 năm tới với tốc độ nhanh chóng mặt. Theo phân tích của Savills, tính đến 2025 Việt Nam được dự báo sẽ có gần 26 nghìn người có giá trị tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Với tâm lý của tệp khách hàng mới giàu cũng góp phần không nhỏ vào sự chênh lệch của bất động sản hàng hiệu với phân khúc thông thường. Với nhóm khách hàng này, các thương hiệu cao cấp xa xỉ luôn là mục tiêu săn đón hàng đầu bởi họ thương có xu hướng coi việc sở hữu thương hiệu cao cấp là biểu tượng của thành công